Xử lý rác thải từ các loại bao bì nhựa luôn khiến các nhà chức trách lo ngại. Đã có rất nhiều giải pháp lớn nhỏ, thậm chí nhiều nơi còn đốt túi ni lông tại chỗ. Kết quả làm cho không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề, sức khoẻ người dân cũng bị ảnh hưởng. Đây là hiện trạng nhức nhối cần phải khắc phục triệt để.

Có nên đốt túi ni lông ?
Mỗi ngày có hàng tấn chất thải chưa được phân loại bị xả ra ngoài môi trường. Nhiều khu dân cư còn tự ý đốt rác thải có lẫn túi ni lông và đồ nhựa tại chỗ. Chúng tạo thành những cột khói đen nghi ngút trong thành phố. Hậu quả là bầu không khí tràn ngập khói đen và mùi hôi tỏa ra khắp các khu đông dân cư.
Theo chuyên gia, các loại bao bì nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ nên chứa nhiều hydro và carbon. Khi đốt túi ni lông sẽ tạo ra nhiều khí độc như dioxin và fura gây ra các tình trạng ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ…
Hơn nữa, một số loại túi đựng rác được làm từ nguồn nhựa phế liệu thường có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi.
Vì thế, người dân không nên tự ý đốt túi ni lông mà hãy để đơn vị chuyên trách thu gom xử lý đúng quy trình kỹ thuật. Mỗi người cần nâng cao ý thức bằng cách gom gọn để đưa đến các điểm đổ rác đúng quy định. Đồng thời phân loại rác thải nhằm giữ gìn môi trường và đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
Đọc thêm : Có nên dùng túi ni lông đựng thức ăn nóng hay không ?
Giải pháp nào cho rác thải nhựa
Cho đến nay, việc nên làm là nâng cao ý thức của người dân hạn chế sử dụng túi bóng đựng hàng và tránh xả rác bừa bãi ra môi trường. Đặc biệt, có thể tái sử dụng đồ nhựa hoặc tái chế túi đựng rác để giảm thiểu lượng rác nhựa cần phải xử lý.
Một biện pháp cấp thiết trước mắt là công tấc phân loại rác trong khu dân cư thành 3 loại : chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác. Đây là chương trình thiết thực, góp phần giảm tải trong việc thu gom, xử lý rác.
Tiếp theo, cần khuyến khích sử dụng các loại túi thân thiện môi trường tại siêu thị, khu chợ và các cửa hàng bán lẻ .. Đồng thời có lộ trình thay thế bằng các loại túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần để không sử dụng túi ni lông tại các hội nghị và hoạt động hằng ngày của các cơ quan, đoàn thể, trường học, cơ sở y tế…
Kết luận
Dù đốt nhiều hay ít, túi ni lông và đồ nhựa bị cháy đều lan tỏa những luồng khói độc hại gây nguy hiểm nếu ai ngửi phải. Các cấp chính quyền và ban ngành đoàn thể cần sớm vào cuộc ngăn chặn tình trạng này ! Việc này cần triển khai đồng loại từ thành thị tới nông thôn để tránh ô nhiễm không khí nguy hại đến sức khỏe.
Nguồn : tổng hợp