Đối với các nhà vườn, màng nilon có nhiều ứng dụng thiết thực, giúp tăng năng suất và giảm chi phí chăm sóc cây trồng. Dùng màng ni lông để phòng ngừa sâu bệnh là cách làm phổ biến trong nông nghiệp vì sự đơn giản và hiệu quả cao.

Những ứng dụng của màng nilon với cây trồng
Các loại con trùng ăn lá, sâu đục thân hay rất các loại nấm bệnh là nguyên nhân khiến cây trồng chậm phát triển hoặc bị chết. Rất nhiều người yêu cây cảnh chán nản và tìm mọi cách để diệt trừ chúng mà không thành công. Dưới đây là 6 cách đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa sâu bọ chỉ với màng ni lông sẵn có.
1. Dùng ni lông để kích thích cây lớn nhanh
Có một cách để thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây trồng là kích thích quá trình trao đổi chất của cây ngay cả trong bóng tối. Dựa vào nguyên lý này, các nhà vườn có thể dùng cuộn nilon màu đen để phủ cây giống vào ban đêm để cho chúng nhanh chóng đạt chiều cao mong muốn.
2. Dùng túi nilon thúc cây cảnh ra hoa
Đối với các hộ gia đình cũng hoàn toàn có thể áp dụng mẹo này đối với cây cảnh ban công. Buổi tối, bạn có thể lấy những chiếc túi rác đen có quai , đục một vài lỗ thủng thoát khí rồi trùm lên những chậu cây cảnh. Một thời gian sau, bạn sẽ thấy quá trình đóng nụ nhanh hơn và bạn sớm được nhìn ngắm những bông hoa đpẹ hay những trái cây tươi ngon
3 Dùng màng nilon chống rét
Các loại màng nilon nói chung thường có khả năng giữ nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém. Vì vậy, dùng cuộn nilon phủ cây sẽ giúp chống rét tốt trong vụ đông và những đợt không khí lạnh bất thường. Chúng cũng được dùng để kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ… tạo môi trường tốt hơn cho cây trồng phát triển trong các nhà kính.
4. Bọc ni lông giữ ẩm cây trồng
Trong các gia đình, bạn có thể áp dùng với cây trồng nếu phải đi công tác hay du lịch dài ngày không thể tưới cây thường xuyên. Cách làm rất đơn giản, hãy mua những túi nilon to trùm kín lên lọ hoa để giữ ẩm cho cây. Hơn nữa, hơi nước trong đất khi thoát ra sẽ tụ lại trên túi, và lại nhỏ xuống đất giúp gốc cây luôn ẩm.

Lưu ý: hãy tỉa hết lá vàng úa trên cây để tránh bị thối rữa sau khi chùm kín túi bóng. Cần chọc vài lỗ trên túi để nơi thoáng gió. Kiểm tra cây sau một tuần thực hiện để thấy hiệu quả của phương pháp này và có những điều chỉnh phù hợp.
5. Phủ màng ni lông để phòng ngừa sâu bệnh
Đây là cách làm quen thuộc của các nhà màng trồng rau sạch hay thực phẩm organic hiện nay. Dùng các loại màng phủ PE có độ trong suốt tốt sẽ giúp cung cấp đầy đủ lượng ánh sáng tự nhiên cho cây trồng. Màng ni lông còn là lớp lá chắn ngăn các loại công trùng và sâu bệnh lọt vào bên trong. Từ đó, các chủ trang trại không cần phải sử dụng thuốc trừ sâu bằng hóa chất độc hại. Hơn nữa, chi phí mua các cuộn nilon lại rất hợp lý.
Đối với hộ gia đình : Bạn có thể yên tâm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách này mà không lo ảnh hường tới sức khỏe và môi trường quanh nhà. Rất đơn giản, hãy dùng các bao ni lông cỡ lớn để bọc kín cây trồng bị sâu bệnh. Rồi bắt đầu phun trừ sâu vào bên trong túi để diệt côn trùng. Cách làm này không chỉ diệt nấm bệnh trên thân và lá, mà còn khiến những loại bọ có hại bị ngạt trong túi bóng. Rất tiện cả đôi đường đúng không nào !
6 Quấn ni lông kích rễ cành chiết
Nếu bạn thường nhân giống cây cảnh bằng chiết cành hay giâm cành thì chắc hẳn rất quen thuộc với cách làm này. Nguyên lý cũng khá dễ hiểu, để vị trí chiết cành nhanh ra rễ hơn chúng ta dùng mảnh nilon bên ngoài bầu đất hay giá thể của bạn. Phần ni lông này vừa đóng vai trò giữ ấm và giữ ẩm cho bầu chiết lại vừa tránh côn trùng và sâu bệnh gây ảnh hướng tới chỗ chiết vỏ. Chỉ cần nhiệt độ nhất định và độ ẩm nhất định được đảm bảo, thì sự phát triển của hoa và cây không phải là vấn đề, và rễ sẽ mọc cọ xát.
Tổng kết
Trồng cây xanh là thú vui được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các hộ gia đình chung cư. Tuy nhiên, do không có kỹ thuật và thời gian chăm sóc nên không ít người gặp khó khăn khi chăm sóc cây cảnh. Hy vọng 6 cách sử dụng màng nilon nông nghiệp trên đây sẽ giúp bạn ngăn chặn sâu bệnh cho vườn cây của mình. Chúc các bạn thành công