Trước mùa bão, nhiều địa phương tại miền Trung đã có nhiều cách thức khác nhau để chống mưa tao gió lớn. Với những vùng thường xuyên có lốc xoáy, việc quan trọng là chống tốc mái nhà và ngăn lũ quét. Đặc biệt, một số hộ dân bơm nước vào túi nilon để chặn mái nhà vì dùng bao cát như trước . Vậy thực hư chuyện này ra sao và “sáng kiến này ” liệu có đem lại hiệu quả như mong đợi ?
Bơm nước vào túi ni lông chặn mái nhà
Trước thời điểm cơn bão Noru đổ bộ, nhiều người dân rất lo lắng khi biết thông tin về siêu bão lớn nhất trong 20 năm gần đây. Không dám chủ quan, các hộ gia đình cấp tốc chằng chống, gia cố nhà cửa, dùng dây thừng để buộc các cánh cửa, mái tôn đề phòng gió lốc. Đặc biệt, người dân miền Trung đang khẩn trương bơm nước vào trong những chiếc túi nilon rồi đưa lên mái nhà .
Những ngày qua, hình ảnh mái nhà dân chằng chịt túi nước được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội và nhận được sự quan tâm cửa rất nhiều người xem. Nhiều ý kiến đồng tình, nhưng cũng không ít người hoài nghi về cách làm này.
” Không có tác dụng vì túi bóng rất mỏng sẽ dễ bị thủng khi có vật nhọn trên mái nhà. Hơn nữa, túi đựng đầy nước sẽ tạo ra áp lực lớn rất dễ vỡ” – một bình luận của người dùng mxh.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều lượt bình luật tích cực và ủng hộ sáng kiến này. Tài khoản Vu Nguyen Ba bình luận, “cách này không phải dùng nhiều sức và lực như khiêng tưng bao cát leo lên mái nhà. Sau bão có thể thiếu nước sạch, bà con có thể có nước để dùng. Trong trường hợp bão lớn, sập mái nhà thì túi nước có thể thủng và vỡ ra, không gây ảnh hưởng đến tính mạng như bao cát. Đây có lẽ là phương án hiệu quả 3 trong 1”.
Hiệu quả khi dùng túi bóng nước thay bao cát
Những năm trước , cứ đến mùa bão là người dân thường xúc cát cho vào bao tải loại 10-20 ký tùy vị trí chịu tải của mái tôn. . Tuy nhiên, gần đây việc đi lấy cát ở bờ sông, bờ biển không còn dễ dàng như trước. Cái khó ló cái khôn, một số người dân đã dùng bao nilon dày dặn, đổ đầy nước để dằn trên mái nhà khá hiệu quả
“Trước đây, ban quản lý thường dùng bao cát, tải đất… để chặn mái chôn tốc gió lốc. Thế nhưng, gần đây thấy cách dùng túi nước hiệu quả và tiện lợi nên trước bão Noru đã quyết định sử dụng” – ông Đào Xuân Thiện – Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Bình Định cho biết.
Theo tìm hiểu, đó là những chiếc túi nilon trong suốt , khổ lớn nhưng đủ dày dặn có thể chứa được 15-20 lít. Người dân mang lên mái nhà rồi dòng vòi bơm nước sạch vào từng túi và buộc chặt miệng lại. Các túi nước sau đó được kết nối với nhau bằng những sợi dây thừng và nẹp vắt qua đỉnh mái để tránh trôi trượt.
“Với các bao cát, việc vận chuyển lên mái hết sức khó khăn. Nhưng với nước thì chi phí rẻ hơn và công việc cũng thuận lợi, nhanh hơn rất nhiều”, ông Đào Xuân Thiện cho hay.
Cách làm này được đánh giá nhanh, gọn, cơ động, vì chỉ cần mang bao ni lông và dây buộc lên mái, sau đó kéo đường ống nước lên mái và trực tiếp tra bao. Bao nước ra đến đâu chèn chống mái tôn đến đó, không phải vận chuyển mất sức như bao cát.
Một tài khoản facebook chia sẻ : “Phòng chống bão cho mái tôn. Dùng túi nilon bơm nước vào để dằn lên mái thay cho bao cát. Sau bão vẫn có nước sạch để dùng , lưu ý “bọc thêm một lớp bao tải ở bên ngoài để bảo vệ túi nilon khỏi bị thủng”.
Điểm hiệu quả của cách làm này còn ở chỗ, đây sẽ là nguồn nước sạch dự phòng của người dân nếu chẳng may cúp nước do ảnh hưởng của hạ tầng kỹ thuật sau bão… Thêm vào đó, nếu bão tan, người dân cũng có thể xử lý dễ dàng những bao nước bằng cách tháo nước để giữ lại bao hoặc chích lủng bao cho nước chảy ra, là xong.