Quy định mới về rác thải tại cơ sở y tế

Có rất nhiều điểm thay đổi trong Thông tư 20/2021 của Bộ y tế về quản lý rác thải phạm vi cơ sở y tế. Quy định này có hiệu lực từ 10/1/2022 để thay thế cho thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.

Những thay đổi trong quy định mới về chất rác thải tại cơ sở y tế

Theo đó, quy định mới đã nêu rất chi tiết về quản lý và phân loại chất thải, nước thải trong phạm vi các cơ sở y tế. Bên cạnh đó là sửa đổi bổ sung một số điều về trách nhiệm của các ban ngành liên quan trong công tác quản lý rác thải y tế. Cụ thể :

Nội dungThông tư  58/2015/TTLT-BYT-BTNMTThông tư 20/2021/TT-BYT
Giải thích từ ngữChất thải y tế: nguy hại, thông thường và nước thải y tếChất thải y tế: nguy hại, rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế
Không quy địnhChất thải lây nhiễm: thấm, dính, chứa máu của cơ thể hoặc VSV gây bệnh
Phân định CTYT– Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Phát sinh tại hòng sinh học cấp III trở lên -Không ghi rõ– Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Phát sinh tại phòng XN sinh học cấp II trở lên;– …khu vực điều trị cách ly, lấy mẫu bệnh truyền nhiễm nhóm A, B
Chất thải nguy hại không lây nhiễm:- Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có thành phần nguy hại   – Không hướng dẫn chi tiết từng loại cụ thểChất thải nguy hại không lây nhiễm:- Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại/có cảnh báo nguy hại trên bao bì của nhà sản xuất- Thêm: Vỏ chai, lọ đựng thuốc/hóa chất…thuộc nhóm gây độc tế bào; vật liệu tráng chì trong ngăn tia xạ thải bỏ; dung dịch rửa phim X-quang, nước thải từ XN, dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại
Chất thải rắn thông thường (CTRTT): Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải nguy hại/có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hạiCTRTT: Chất thải sinh hoạt, hóa chất thải bỏ, vỏ chai lọ đựng thuốc/hóa chất, vỏ lọ vác xin (không có tính chất nguy hại/dưới ngưỡng nguy hại..), chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, chất thải lây nhiễm sau khi được xử lý đạt quy chuẩn, bùn thải…
Không quy địnhKhí thải: phòng XN tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường không khí, khí thải từ phòng NX ATSH cấp III trở lên
Sản phẩm thải lỏng không nguy hạiChất thải lỏng không nguy hại
Nước thải y tế
Phân loại CTYTCó hướng dẫn nhưng không cụ thểHướng dẫn cụ thể hơn về phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm, CTRTT
Thu gom CTYTKhông quy địnhThêm hướng dẫn thu gom chất thải lỏng không nguy hại và khí thải, nước thải
Lưu giữ CTYT Không quy địnhThời gian lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm không quá 1 năm kể từ thời điểm phát sinh.Chất thải lây nhiễm sắc nhọn áp dụng cho miền núi, hải đảo được lưu giữ trong bể bê tông sau khi đã xử lý tiệt khuẩn.
Giảm thiểu CTYTKhông quy địnhLộ trình thực hiện hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, túi ni lông khó phân hủy. Phân loại nhựa để tái chế
Quản lý CTRTTKhông quy địnhChất thải nhựa được phân loại, thu gom để phục vụ mục đích tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật
Chế độbáo cáo1 lần/ năm, tính từ 01/01 đến 31/121 lần/năm tính, từ ngày 15/12 năm trước đến ngày 14/12 năm sau
Hồ sơ quản lý CTYTGồm nhiều loại giấy tờ khác (Điều 17)Gồm 6 loại tài liệu 
Trách nhiệm thi hànhQuy định trách nhiệm của Bộ TN&MTKhông quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT

Hướng dẫn quản lý rác thải y tế

Thông tư 20/2021/TT-BYT cũng quy định công tác quản lý, phân loại rác và chất thải tại khuôn viên cơ sở y tế bằng 4 chương 16 điều. Việc phân định chất thải, thu gom , lưu giữ, vận chuyển và xử lý rác y tế được nêu rất cụ thể. Ngoài ra còn có trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế, các cơ quan, đơn vị liên quan trong quản lý CTYT để đảm bảo việc triển khai thực hiện Thông tư đúng quy định.

Đọc thêm :

Theo soyt.langson.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *