Gần đây, vấn đề sức khoẻ người tiêu dùng đang được nhiều ban ngành đặc biệt quan tâm. Nhiều quán ăn ven đường mọc lên với vô vàn loại thức ăn đựng trong những chiếc túi bóng tiện dụng. Tuy nhiêu, nhiều khách hàng không khỏi rợn người nếu thấy cách sản xuất túi nilon bẩn này từ các loại rác nhựa bẩn.

Nhiều xưởng làm túi ni lông bẩn vẫn hoạt động
Theo chân một thương lái trong khu vực. chúng tôi đến làng chuyên tái chế nhựa trên địa bàn. Tại đây, nhiều nhà xưởng chật hẹp bịt kín bằng mái tôn hoạt động không ngừng nghỉ. Ngay từ đầu làng, nước thải bốc mùi hôi thối đã chảy lênh láng cùng với những cột khói đen kịt bốc mùi rất khó chịu. Trong xưởng lúc nào cũng ở mịt mù vì khói và toả ra những mùi hôi rất khó chịu.
Xung quanh một dây chuyền tái chế thô sơ là rất những bao tải chứa rác chất đống cao. Các chủ xưởng cho biết đó là những phế thải được thu gom từ nhiều nguồn khác nhau như túi ni lông , vỏ chai nước hay các đồ dùng bằng nhựa đã vứt bỏ tại bác rác khu công nghiệp hay bệnh viện lân cận.
Mặc dù có nhiều nguồn rác thải nhưng không hề có quy trình xử lý nào, kể cả một chiếc máy hút bụi trong xưởng cũng không thấy có. Thậm chí, nhiều công nhân tại đây gần như không mặc đồ bảo hộ lao động, vừa làm vừa hút thuốc . Gần đó, một người đàn ông vừa ngồi uống nước chè vừa giám sát nhân công giữa bầu không khí không khác gì ở bãi rác tập trung. Từ nóc của khu xưởng này, một ống khói đen đặc liên tục xả thẳng lên trời.
Túi bóng phế giá thường không vượt quá 4.000 – 5.000 đồng/kg. Hàng này làm rất thối nhưng nếu chịu khó thì cũng có tiền. Loại này tạo ra hạt nhựa đen HDPE dùng để tái chế thành nilon đựng rác, giá bán ra thị trường khoảng 20.000 đồng/kg. Hôm vừa rồi tôi mới đi xem hàng ở Sóc Sơn, Hà Nội nhưng vì hàng ướt quá nên không nhập”.
Người phụ nữ mặc chiếc áo chống nắng, đeo găng tay và đi ủng bốc nilon đẩy vào cửa máy xay. Rác nilon được xé nhỏ rồi xả ra một chiếc máng dài cỡ vài ba mét. Chị này liên tục cào, đảo rác cho máy hoạt động không ngừng nghỉ.
Quy trình tái chế rác thải nhựa bẩn sơ sài

Chúng tôi tiếp tục đến một xưởng chuyên tái chế rác nhựa phế liệu dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Ngay từ đoạn đường vào, nước thải bẩn thỉu đã chảy lênh láng quanh đường đi. Khói, bụi quyện lại, hòa lẫn mùi vừa khét vừa hắc, mùi hôi thối từ những chiếc nilon khiến chúng tôi bịt miệng chạy ra ngoài nôn ọe.
Vì bẩn hơn các loại rác nhựa khô nên xưởng này huy có tới 6 nhân công làm việc. Với một quy trình sản xuất túi ni lông khá thô sơ chỉ với 1 máy tái chế nhựa phế phẩm
Họ nhặt những mẩu rau thối, dùng kéo cắt những túi nilon còn ướt và giũ giũ lên cao để xả hết các loại đất cát hay rác không phải là nhựa. Trên cửa máy nghiền, một người không đeo khẩu trang vất vả ôm rác bỏ vào phễu nghiền. Rác lại chạy qua đoạn máng và những chiếc máy cáu bẩn để tạo ra hạt nhựa.
Qua mấy trục tuabin quay trộn rửa tại máng nước đen kịt, các mảnh ni lông lại được đẩy tiếp vào máy để đun thành những khối sền sệt, nóng rẫy chảy trực tiếp xuống nền đất. Tùy vào đầu rác máy “ăn” mà khối nhựa có màu đen kịt như bùn hay trắng đục lờ nhờ, xanh, đỏ hoặc vàng…
Một thợ quật sẽ có nhiệm vụ lấy xẻng xúc những khối nhựa nóng chảy cho vào máy tạo. Khối nhựa lập tức được kéo sợi, ngâm trong bồn nước lạnh rồi chạy qua máy cắt thành từng hạt nhỏ.
Chỉ trong tích tắc, từ đám rác bẩn thỉu, hôi hám, nilon được “đầu thai” sang một hình hài mới là những hạt nhựa cỡ bằng hạt đậu xanh.